Răng khôn là cụm từ chỉ răng cối thứ 3 – chiếc răng mọc muộn nhất trong cung hàm (từ 18 tuổi). Mọc răng khôn thường gây sưng, đau, nhiễm trùng, há miệng khó khăn… nhưng nhiều người vẫn băn khoăn không biết có nên nhổ chiếc răng phiền toái này không? nhổ răng khôn có gây cản trở quá trình ăn nhai hay thẩm mỹ không?…
Tại sao mọc răng khôn lại đau?
Răng khôn là chiếc răng mọc khi cung hàm đã phát triển khá đầy đủ, xương hàm ít tăng trường thêm về kích thước, xương cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ bên ngoài dày và chắc hơn… khiến răng khó mọc lên hơn so với các răng khác. Bên cạnh đó, răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên hàm, vì thế thường không đủ khoảng trống để mọc lên, dẫn đến tình trạng răng mọc ngầm, mọc xiên, mọc lệch…
Nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm… bệnh nhân không chỉ đau đớn, khó khăn trong ăn nhai, giao tiếp; mà về lâu dài, có thể bị sâu các răng hàm bên cạnh, gây xô lệch toàn bộ hàm răng, dẫn đến mất răng.
Mọc răng khôn có nên nhổ
Với trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc xiên, mọc ngược… chỉ định của bác sĩ thường là nhổ răng để chấm dứt tình trạng đau nhức cũng như tránh các rủi ro về sau.
Với các trường hợp răng khôn mọc thẳng, nhưng gây sưng đau, khó há miệng… cũng nên nhổ. Răng khôn là chiếc răng nằm ở vị trí trong cùng của hàm, vì thế rất khó vệ sinh. Quá trình mọc răng cũng tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn tích tụ, dễ gây sâu răng khôn và các răng hàm bên cạnh.