Tuy nhiên phục hồi răng mất làm sao răng có thể sử dụng được lâu đó mới là điều quan tâm của nhiều bệnh nhân và có tính ảnh hưởng nhất định đến quyết định thực hiện.
Theo những khảo sát của các chuyên gia cho biết, phương pháp làm cầu răng sứ có thời gian sử dụng tương đối khá lâu. Nhưng trên thực tế, làm cầu răng sứ sử dụng được bao lâu còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố riêng ở mỗi người như:
1. Loại răng sứ được lựa chọn để làm răng:
Tùy vào điều kiện kinh tế và mong muốn của mọi người mà việc lựa chọn răng sứ để làm cầu sẽ khác nhau. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại răng sứ khác nhau, chúng ta có thể phân chia răng sứ thành 2 nhóm chính:
- Răng sứ kim loại:
Đây là loại răng sứ ra đời đầu tiên để phục vụ cho quá trình làm răng sứ, được cấu tạo bởi khung sườn bên trong bằng hợp kim loại và bên ngoài là lớp men sứ.
Do kim loại có tính chất bị oxy trong môi trường có chứa axit, nên sau một thời gian sử dụng (trung bình khoảng 5 – 7 năm) thì phần khung kim loại này cũng sẽ bị oxy hóa gây ra hiện tượng đen viền nướu, nặng hơn có thể dẫn đến kích ứng mô nướu, lúc này bắt buộc bệnh nhân phải thay lại cầu răng sứ mới để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho sức khỏe.
(Răng sứ kim loại)
- Răng sứ toàn sứ:
Hoàn toàn được đúc từ khối sứ nguyên chất không pha lẫn bất kỳ hợp kim loại nào, do đó răng sứ toàn sứ có thể khắc phục được tất cả các nhược điểm của răng sứ kim loại, không bị oxy hóa, không gây biến chứng và có tuổi thọ rất cao.
Trung bình thời gian sử dụng của răng toàn sứ có thể kéo dài từ 15 – 20 năm và còn hơn thế nữa nếu được bệnh nhân chăm sóc tốt.
(Răng sứ toàn sứ)
2. Chất lượng cùi răng thật:
Làm cầu răng sứ là kỹ thuật bắt buộc phải mài 2 răng thật bên cạnh răng mất để làm cùi cho cầu răng. Vì vậy những răng này phải đảm bảo độ chắc khỏe, xương hàm không bị tiêu hõm thì mới đủ sức giữ vững mão răng sứ bên trên.
Đây cũng là yếu tố đầu tiên khi bác sĩ cân nhắc có nên chỉ định cầu răng cho bệnh nhân hay không.
Nếu cùi răng này sớm bị bệnh lý, suy yếu hay lung lay cũng có nghĩa là mão răng bên trên cũng không còn được giữ vững. Điều này cũng có nghĩa là tuổi thọ của cầu răng sứ sẽ bị rút ngắn đáng kể.
(Chất lượng cùi răng ảnh hưởng đến thời gian sử dụng cầu răng)
3. Tình trạng tiêu xương hàm của bệnh nhân:
Vì bản chất của cầu răng sứ không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm xảy ra, nên ở nơi bị mất răng, xương hàm sẽ bị tiêu dần đi, phần mô nướu sẽ co dần lại, làm cho chân răng của những trụ răng kề cận sẽ dần bị lộ ra ngoài.
Lúc này những vi khuẩn sẽ thừa cơ hội để tấn công vào chân răng, gây ra những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, áp xe răng… khiến trụ răng không còn chắc chắn nữa, bắt buộc phải nhổ bỏ chân răng bị hư đi và làm cầu răng mới.
Tình trạng tiêu xương hàm này nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người như thế nào.
(Xương hàm bị tiêu đi sau một thời gian mất răng)
4. Cách chăm sóc răng miệng sau khi làm cầu răng sứ:
Việc chăm sóc cầu răng sứ có tốt hay không sẽ ảnh hưởng khá lớn đến thời gian sử dụng của nó. Và việc này bệnh nhân có thể hoàn toàn chủ động.
- Cầu răng sứ là loại răng giả được cố định hoàn toàn trên khung hàm nên bệnh nhân chăm sóc, vệ sinh hoàn toàn giống như những chiếc răng thật khác.
- Bệnh nhân nên sử dụng kèm theo chỉ nha khoa thay cho tâm xỉa răng, và nước súc miệng hằng ngày để có được một hơi thở thơm mát hơn.
- Vì cầu răng sứ là những chiếc răng giả nên độ bền chắc và dẻo dai vẫn không bằng những chiếc răng thật, nên bệnh nhân cần hạn chế những loại đồ ăn quá cứng hoặc quá dai, và nên chọn những loại thức ăn mềm để tránh làm vỡ, mẻ răng.
(Cần phải chăm sóc cầu răng sứ giống như răng thật)
Trên đây là những yếu tố chính gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề “làm cầu răng sứ sử dụng được bao lâu?”. Việc chăm sóc cầu răng sứ tốt và đúng cách, đồng thời tìm một nha khoa làm cầu răng sứ uy tín để thực hiện sẽ giúp cầu răng sứ tồn tại được lâu hơn và đảm bảo an toàn cho bản thân.