Cách Chữa Sâu Răng Trẻ Em Như Thế Nào?
5 năm trước



Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất hiện nay ở trẻ em mà cha mẹ không nên coi thường bởi nó có thể gây nên hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu về cách điều trị sâu răng ở trẻ sẽ giúp các bậc cha mẹ trang bị cho mình những kiến thức bổ ích để đối phó với bệnh.


Có cần thiết điều trị bệnh sâu răng ở trẻ em không?

Sâu răng xuất phát chủ yếu từ việc vệ sinh răng miệng không tốt. Khi đó các mảng bám sẽ tồn tại nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm. Các vi khuẩn sẽ tác dụng lên chất đường có trong mảng bám thức ăn, sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid. Những chất này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men và ngà răng tạo nên các lỗ sâu màu đen.

Ban đầu thì sâu răng chưa có biểu hiện cụ thể nhưng khi men răng và ngà răng bị phá hủy thì bệnh nhân có thể cảm nhận thấy những cơn đau nhức âm ỉ hoặc sắc nét, nếu sâu răng viêm tủy thì triệu chứng thường gặp nhất chính là những cơn đau giật cấp buốt lên tận óc.

Các vi khuẩn sẽ tác dụng lên chất đường có trong mảng bám thức ăn

Về cơ bản, chữa sâu răng ở trẻ em cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Có khá nhiều cha mẹ có quan niệm răng trẻ em khi bị sâu không cần quan tâm, đặc biệt là răng sữa. Tuy nhiên, sâu răng sữa có thể gây nên rất nhiều hệ lụy sau này, nhất là khi răng sữa không thể bảo tồn mà bắt buộc phải nhổ bỏ:

Chân răng sữa bị sâu có thể ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn sau này. Khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ không có sự đều khít mà có thể bị khấp khểnh, đổ xiên. Việc ăn nhai sẽ kém đi, răng vĩnh viễn không chắc khỏe.


Chân răng sữa bị sâu có thể ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn sau này

Ảnh hưởng đến phát âm sau này của trẻ, không được tròn tiếng


Ảnh hưởng đến phát âm sau này của trẻ

Cách chữa sâu răng cho trẻ em như thế nào?

Điều trị bệnh sâu răng ở trẻ em sẽ được căn cứ vào mức độ và tình trạng sâu răng để có phương pháp thích hợp nhất.

Chớm sâu: Thông thường, đối với trường hợp răng chớm sâu, mới xuất hiện những vết màu trắng, chưa hình thành thì biện pháp tái khoáng tức là sử dụng các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào chỗ răng sâu. Cách thực hiện này khá đơn giản nên cha mẹ có thể đưa bé đến trung tâm nha khoa để thực hiện.

Trong trường hợp răng mới chớm sâu thì có thể thực hiên biên pháp tái khoáng

Sâu răng nặng: Khi sâu răng hình thành nên những lỗ sâu màu đen, gây đau nhức dữ dội cũng như gây vỡ mẻ răng thì điều quan trọng là nha sỹ cần thăm khám xem tình trạng sau có lan tới tủy hay không, nếu tủy bị viêm nhiễm thì cần điều trị nội nha trước tiên nhằm bảo tồn răng sau đó mới tiến hành trám.

Trong một số trường hợp khi răng sâu đã ở mức nghiêm trọng, gây viêm tủy cấp, áp xe xương ổ răng thì tốt nhất bạn nên cho bé đến trung tâm nha khoa uy tín để nhổ răng sâu, tránh biến chứng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.


Nhổ răng sâu nếu răng đã gây viêm tủy cấp

Sử dụng các biện pháp dân gian
Đây là những biện pháp được sử dụng từ rất lâu. Công dụng chữa trị của các phương pháp này đã được chứng minh trên các nghiên cứu khoa học:


Sử dụng muối

Muối có tác dụng sát trùng rất hiệu quả. Các bạn có thể sử dụng một chút muối pha với nước cho bé xúc miệng để sát trùng vết sâu răng, giảm đau do răng bị sâu. Nếu sử dụng nước muối đều đặn, vi khuẩn sâu răng sẽ bị kìm hãm, những cơn đau buốt của bé sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, không nên pha nước với quá nhiều muối hoặc lạm dụng nước muối vì có thể khiến hệ tiêu hóa của bé bị ảnh hưởng.


Sử dụng nước cốt chanh
Cũng giống như muối, chanh có công dụng sát trùng rất hiệu quả. Dùng bông tăm nhỏ thấm vào nước cốt chanh, sau đó chà lên vết sâu răng của bẽ sẽ ngăn chặn, hạn chế sự lây lan của vi khuẩn sâu răng.

Chườm đá lạnh


Nước lạnh đóng vai trò gây tê, giảm đau rất hiệu quả. Sử dụng một vài viên đá bọc vào một chiếc khăn nhỏ và chườm vào phía bên ngoài da gần với chỗ răng bị đau. Các cơn đau do răng sâu sẽ nhanh chóng dịu đi và phần nào ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn.

Như vậy, cách chữa sâu răng cho trẻ em nào tốt nhất và có cần thiết phải nhổ bỏ hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng thực tế của trẻ sau khi bác sĩ thăm khám chi tiết. Song song với việc điều trị thì bạn cũng nên quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Trẻ em chưa ý thức được việc chăm sóc răng miệng nên cha mẹ cần có sự hướng dẫn và khuyến khích bé.