Dấu Hiệu Mọc Răng Sữa Ở Trẻ Em Như Thế Nào?
5 năm trước



Mọc răng ở trẻ em là giai đoạn mà rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm bởi khi đó bé thường có nhiều triệu chứng khiến cha mẹ khá lo lắng. Dưới đây là những dấu hiệu mọc răng sữa ở trẻ, các mẹ hãy chú ý để chăm sóc răng miệng cho con thật tốt nhé!

* Bé thích cắn, gặm

Khi mầm răng nhú lên sẽ khiến lợi của bé bị kích thích dẫn đến ngứa ngáy. Trẻ có xu hướng đút tay vào miệng nhai, hay nhai các đồ vật trong tay. Để đảm bảo vệ sinh và không làm hỏng nướu bé, cha mẹ nên chuẩn bị cho trẻ các dụng cụ, đồ chơi gặm nướu chuyên dụng. Mẹ có thể dùng dụng cụ trợ ti nếu hay bị bé cắn trong khi bú.


Khi mầm răng nhú lên sẽ khiến lợi của bé bị kích thích dẫn đến ngứa ngáy

*Chảy nhiều nước dãi

Qúa trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chảy dãi là hiện tượng phổ biến với các bé 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Cho nên, bạn có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường, không phải do sắp mọc răng.


* Cổ, cằm và quanh miệng nổi ban

Nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng làm thấm ướt vùng cổ và quanh miệng, có thể khiến bé bị nổi ban ở những vùng da tiếp xúc với nước bọt. Khi nhận thấy dấu hiệu này, bố mẹ nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi.

* Bị ho

Nước dãi tiết ra nhiều có khả năng khiến bé bị nghẹn, sặc và gây ho. Nếu bị ho không kèm các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng thì chứng tỏ bé sắp mọc răng. Tuy nhiên, ho là một hiện tượng phổ biến ở trẻ em. Nếu bố mẹ nhận thấy bé bị ho nhiều, rặn hơi để ho đến tái hoặc đỏ bừng mặt, thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh và khám chữa sớm.

* Lợi nhô lên

Nếu nhìn kỹ, các mẹ sẽ thấy mờ mờ ở dưới lợi là phần trên của răng sắp mọc. Để kiểm tra kỹ hơn, các mẹ có thể dùng ngón tray sạch ấn nhẹ lên lợi của bé xem có thấy phần nào gồ lên không. Trong một số trường hợp, phần lợi nhô lên của bé có thể có màu hơi tái. Điều này xảy ra là do chảy máu nhẹ phía dưới lợi khi mọc răng.

* Kéo tai, dùng tay chà vào má

Lợi, tai và má cùng có chung một đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại. Khi có dấu hiệu mọc răng, bé có biểu hiện kéo, chà vào các khu vực này. Tuy nhiên, các bé bị nhiễm trùng tai cũng có biểu hiện kéo tai thường xuyên. Vì thế, bạn nên đưa bé đi khám nếu dấu hiệu kéo tai kèm các biểu hiện bất thường không liên quan đến dấu hiệu mọc răng.

dấu hiệu mọc răng sữa ở trẻ em 6
Khi có dấu hiệu mọc răng, bé có biểu hiện kéo tai, dùng tay chà vào má

* Trẻ quấy khóc

Không phải trẻ nào cũng quấy khóc hay khó chịu trong giai đoạn mọc răng, vì quá trình mọc răng ở mỗi trẻ không giống nhau. Do đó, bố mẹ cần quan sát kĩ, nếu trẻ quấy khóc, bứt dứt khó chịu cần có những biện pháp dỗ cho trẻ nín khóc như hát rau, đưa trẻ đi dạo, thu hút sự chú ý của trẻ bằng âm nhạc, đồ chơi phát nhạc…

* Trẻ bỏ ăn

Một trong những dấu hiệu mọc răng sữa rõ nhất ở trẻ em là biểu hiện bỏ bú hoặc chán ăn, do việc mọc răng gây khó chịu cho bé. Nếu việc bỏ bú xảy ra trong thời gian dài, trẻ không chịu ti mẹ hay ăn thức ăn dặm, khiến sức khỏe, cân nặng của trẻ giảm sút đáng kể. bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn cách chăm sóc phù hợp. Có thể kéo dài thời gian giữa các cữ bú hay ăn dặm để bé thấy đói và đòi ăn.


* Sốt và tiêu chảy

Hầu như trẻ nào mọc răng cũng sẽ bị sốt. Tuy nhiên, trẻ thường bị sốt nhẹ, các mẹ chỉ cần chườm khăn mát để hạ nhiệt cho bé. Đối với một số bé, hiện tượng sốt cao trên 38 độ có thể xảy ra nhưng không kéo dài. Nếu con sốt cao quá, các mẹ có thể cho con dùng thuốc, tuy nhiên các mẹ phải đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi cho con uống.

Kèm với hiện tương sốt, bé còn có thể bị tiêu chảy. Khi thấy con có hiện tương tiêu chảy, mẹ cần theo dõi kỹ, tránh để xảy ra tình trạng mất nước đồng thời cho con ăn thức ăn lỏng, mềm, thường xuyên bổ sung nước.

Những hiện tượng trên xảy ra trong giai đoạn ủ răng, sau khi bé đã mọc, bé sẽ trở nên bình thường nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên cần chú ý quan sát trẻ, theo dõi các dấu hiệu mọc răng sữa ở trẻ và cách chăm sóc răng miệng tốt nhất để giúp trẻ phát triển tốt nhất. Nếu nhận thấy những vấn đề bất thường cần đưa trẻ đi kiểm tra để có những biện pháp chăm sóc kịp thời. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bố mẹ trong việc bổ sung kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc bé tốt hơn.